BOARD GAME – MỘT CÔNG CỤ MỚI CHO TRẢI NGHIỆM HỌC THỰC

Admin sưu tầm từ bài viết của @Mun Mun (bạn Huyền đến từ studio làm board game giáo dục GRAM-Z) để chia sẻ với thầy cô về một loại hình trò chơi mới giúp cải tiến hoạt động giảng dạy đa dạng và phong phú hơn. Cùng đọc và tìm hiểu thêm qua bài chia sẻ ngắn dưới đây nha:

“Bài viết này Huyền muốn chia sẻ đến thầy cô khái niệm về game-based learning thông qua board game, đặc biệt là khi học Tiếng Anh trong bối cảnh tính thực học (authenticity) đang ngày được xem trọng khi học ngôn ngữ ạ.

1) BOARD GAME LÀ GÌ?

Để đơn giản hóa, board game tương tự như video game nhưng được trình bày trên giấy và chúng ta có thể chơi board game trên bàn, dưới sàn (cái này thì văn hóa Việt chúng ta có nhiều lắm ạ, chẳng hạn như Ô Ăn Quan, Tiến Lên, Cân Kí, Hủ Vàng Hủ Bạc, v.v…) hoặc bất kỳ mặt phẳng nào ạ.

2) GRAM-Z LÀ GÌ?

GRAM-Z là một studio làm board game giáo dục, ngôn ngữ và văn hóa với mục tiêu cung cấp cho người học mọi lứa tuổi một trải nghiệm học tập vui vẻ, thú vị và bổ ích.

Chiếc board game đầu tay của chúng em là GRAM-Z A1. Đây là một bộ board game ngữ pháp Tiếng Anh do người Việt làm đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng các nguyên lí giáo dục như Zone of Proximal Development (Vùng phát triển gần), Cooperative Learning (Học tập hợp tác) và Visualization (Trực quan hóa) nhằm giúp cho việc dạy và học ngữ pháp trở nên vui nhộn, thiết thực cũng như hiệu quả hơn ạ.

Bên cạnh đó, sứ mệnh của GRAM-Z cũng chính là giúp người dạy và người học xóa nhòa khoảng cách, kết nối gần nhau hơn, khiến việc học ngôn ngữ không còn là cơn “ác mộng” của người học hay một nỗi “nhọc nhằn” của người dạy nữa ạ.

3) NÊN DÙNG BOARD GAME NHƯ THẾ NÀO TRONG MỘT BUỔI HỌC?

Nhiều suy nghĩ rập khuôn cho rằng board game chỉ được dùng ở các giai đoạn wrap-up theo hướng giải trí. Tuy nhiên, board game có thể được áp dụng nhiều hơn là như thế ạ.

Board game có thể được dùng vào bất kì stage nào của buổi học. Bản chất của board game không chỉ đơn thuần là giải trí mà nó còn mang rất nhiều giá trị educational nữa ạ. Và board game không chỉ có mỗi đổ xí ngầu rồi di chuyển qua từng ô để về đích.

Với những game đơn giản, nhẹ nhàng và thời gian hoàn thành nhanh chúng ta có thể áp dụng cho phần warm-up or lead-in (Skull, Charade, Heads-up, v.v…).

Những game đòi hỏi một xíu (từ 10-15’) có thể được dùng trong các hoạt động practice và produce (GRAM-Z A1, Codenames, Wavelength, Guess Who, v.v…).

Với những game trên 30’ thì lại rất phù hợp cho các tiết ngoại khóa ạ, chẳng hạn như (Wingspan, Photosynthesis, Ocean, v.v…)

4) TẠI SAO THẦY CÔ NÊN SỬ DỤNG BOARD GAME CHO LỚP HỌC CỦA MÌNH?

Như em đã chia sẻ ở trên, đây là một công cụ dạy học khá phổ biến ở các nước phương Tây và giờ đây, đang dần lan rộng đến các nước phương Đông với sự yêu cầu cho một cách dạy lẫn học tiếng Anh contextually và authentically.

Mặc dù em cũng rất đồng cảm với nhiều thầy cô không khỏi e ngại và chưa dám áp dụng board game vào lớp học của mình, nhưng em vẫn hy vọng ba lý do dưới đây sẽ khiến cho thầy cô cân nhắc lại về việc áp dụng board game vào trong lớp học ạ.

  • Authentic communication

Đối với board game, người chơi sẽ có những điều kiện để chiến thắng và để đạt được những điều kiện ấy, các bạn phải sử dụng các manh mối có sẵn hoặc những chức năng lẫn yếu tố của trò chơi.

Từ đó, người chơi sẽ có mục đích sử dụng ngôn ngữ một cách thiết thực, được contextualized cụ thể và gần gũi với cuộc sống nhưng lại không kém phần lôi cuốn or in a way, thực học.

  • Motivation

Cũng vì các bạn có những nhiệm vụ phải hoàn thành, những mục tiêu phải đạt được trong quá trình trải nghiệm trò chơi mà các bạn sẽ có thêm động lực để tìm tòi và trở nên bị lôi cuốn vào nội dung của bài học lẫn trò chơi.

Theo một cách khác, board game phần nào đem đến một dạng intrinsic motivation cho các bạn trong quá trình tiếp thu lẫn vận dụng ngôn ngữ.

  • Skill integration

Ai cũng biết tầm quan trọng của việc dạy đa kĩ năng hiện nay. Chẳng hạn như một bài listening phải cho các bạn được cả nội dung của vocab, grammar, connection to the real world context, speaking, v.v…

Từ đó em nghĩ chúng ta có thể thấy, board game là một công cụ tuy nhỏ nhưng “có võ”. Bản thân board game là một phạm trù rất đa dạng với vô vàn chủ đề, nội dung, câu chuyện, kỹ năng thực tiễn khác nhau. Vì thế, đây là một kho tàng học liệu vô cùng phong phú khi chúng ta muốn ứng dụng integration teaching đấy ạ.”

Chúc thầy cô sẽ có thêm nhiều ý tưởng thiết kế bài giảng sáng tạo và truyền cảm hứng cho lớp học của mình!


Tìm hiểu và đăng ký ghi danh với các Khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm giảng dạy tiếng Anh TESOL tại đây!

Bài viết liên quan