NEWBIE CẦN GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CHUYÊN NGHIỆP

Các cụ có câu: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Đại ý là con người ta khi đã chọn làm một việc gì đó thì nên tập trung và làm thật tốt công việc đó.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều kiện và yêu cầu cần thiết giúp bạn (newbie) trở thành một giáo viên Anh ngữ chuyên nghiệp:

  • Hiện nay con đường sư phạm tiếng Anh đang rộng mở với tất cả những ai có lợi thế ngôn ngữ và muốn khai phá tiềm năng giảng dạy của chính mình, nhưng mong muốn làm nghề chuyên nghiệp và tiến xa trong nghề thì chắc chắn cần trang bị điều kiện cơ bản và tối thiểu đó là: Kỹ năng sư phạm!
  • Giáo viên không chỉ đơn thuần là người truyền tải thông tin, kiến thức và khơi gợi động lực học tập cho học sinh trên lớp mà hơn thế nữa giáo viên còn rất nhiều công việc nhiệm vụ khác nhau cần thực hiện để chuẩn bị cho một lớp học hoàn chỉnh như: soạn giáo án, chấm bài, quản lý lớp học, đánh giá học viên, xử lý các tình huống phát sinh…
  • Với sự đa nhiệm này, nếu là người chưa từng có kinh nghiệm hẳn bạn sẽ thấy bị bối rối và mất tự tin, thậm chí thấy bất lực với một số tình huống lớp. Vì vậy, để theo đuổi con đường giảng dạy chính thức bạn cần trang bị sớm cho mình những kỹ năng đặc thù của ngành sư phạm cần phải có:

✔️ Kỹ năng đứng lớp: Tất nhiên rồi, đây là kỹ năng đầu tiên để khẳng định bạn có thể đứng trao đổi và giảng dạy trước nhiều người; không đơn thuần là đứng đưa thông tin mà yêu cầu cần thiết là làm sao để bạn truyền đạt và tạo được sức hút với người nghe/ nhìn.

✔️ Kỹ năng soạn giáo án – Xây dựng lesson plan: Giáo án được coi là kim chỉ nam của một bài giảng vì vậy cần được đầu tư xây dựng bài bản, khoa học đảm bảo được các nguyên tắc đầu ra của bài học. Giáo án không chỉ là các bước để bạn biết cần làm gì mà nó cần thể hiện được sự linh hoạt, uyển chuyển giữa các cấu phần trong bài giảng.

✔️ Kỹ năng tổ chức hoạt động: Giảng dạy không chỉ là cung cấp kiến thức, kỹ năng mà nó còn là sự thu hút và gắn kết người học thông qua các hoạt động phù hợp. Vì vậy, kỹ năng xây dựng và tổ chức hoạt động sẽ giúp giáo viên chủ động, sáng tạo trong việc tương tác với học viên và giúp học viên có cảm hứng động lực tham gia tích cực vào bài giảng.

✔️ Kỹ năng quan sát: Quan sát thường xuyên trong quá trình tương tác với học viên sẽ giúp giáo viên đánh giá được thế mạnh cũng như đặc điểm của từng bạn học sinh từ đó có những hoạt động giảng dạy phù hợp và hiệu quả hơn với lớp học.

✔️ Kỹ năng khuyến khích, tạo động lực cho học sinh: Thường xuyên khen ngợi và động viên kịp thời sẽ giúp học sinh cảm thấy được ghi nhận, có động lực hơn và thôi thúc sự tự tin từ đó sẽ phá vỡ những rào cản vô hình trong lớp học. Đây cũng là kỹ năng mà nhiều giáo viên (kể cả giáo viên có kinh nghiệm) thường bỏ qua trong quá trình giảng dạy, đã làm hạn chế sự cố gắng cũng như chủ động và tự tin từ phía học sinh.

Bài viết liên quan