Dạy tiếng Anh thế nào mới là chuẩn?

Sau một tuần ngày nào cũng chỉ được ngủ 4 tiếng thì cuối cùng cũng được tốt nghiệp 2 học phần demo class và exam. Lưu lại những giây phút đầu tiên trong đời được mặc áo tốt nghiệp dù đã học lên thạc sĩ nhưng lần nào tốt nghiệp cũng đang du lịch đâu đó nên chẳng bao giờ tham dự được.
Lâu rồi không đi học nhưng càng học càng thấy muốn học nhiều hơn, sáng sớm dậy từ 5h sáng đọc sách và chuẩn bị bài dạy thử rồi đi học một mạch tới tận 5h chiều. Tối về lại đi dạy và đêm về lại ôn thi và làm hết deadline của GO Languages và FPT tồn lại trong ngày. Nhiều lúc thấy căng vô cùng mới hiểu lại cảm giác học và thi căng thẳng của sinh viên nhưng lại được gặp thầy và các bạn học cùng lớp mỗi người một thế mạnh đến nỗi không dám đi vệ sinh vì sợ lỡ mất cái gì hay ho.
Tóm lại thì tổng kết được mấy cái dưới đây về việc dạy tiếng Anh thế nào theo chuẩn quốc tế được công nhận trên 80 nước của Tesol:
– Vận dụng chuẩn phương pháp giảng dạy Activity- Based và Student-Centered và nguyên tắc 80-20 và Gamedification: học sinh được học qua các hoạt động và trò chơi liên tục trong lớp học và nói 80%, giảng viên chỉ nói 20%. Các hình thức này mình đã áp dụng cho GO Languages từ trước nhưng đúng là đi học Tesol mới thấy có nhiều game hay thật. Trước giờ đi dạy khó nhất là ngồi nghĩ trò chơi nên đợt này đi học tranh thủ học từ thầy và các bạn các loại game để về sáng tạo thêm cho GO.
– Ngữ pháp và phát âm phải chuẩn: dù không phải người bản xứ nhưng việc rèn luyện này phải luyện tập hàng ngày đặc biệt với một người học và dạy tiếng Trung tới 8 năm trước đó như mình. Practice makes perfect. Nhưng người ngoại đạo như mình bỏ Tiếng Anh tới 8 năm và từ bé đã không học thêm tiếng Anh mà tự học và học chuyên ngành đại học và thạc sĩ về kinh doanh và Marketing chẳng liên quan đến Tiếng Anh mà còn học được thì cũng hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho các bạn học viên mất gốc của GO Languages cũng học được. Thế nên dù khó mấy thì ngày nào cũng phải học từng tí một để có thể đảm bảo kiến thức chuẩn và sâu.
– Tinh thần học hỏi và truyền cảm hứng động lực: mình thấy các bạn trong lớp đều tràn đầy nhiệt huyết, người thì hài hước người thì đáng yêu. Cơ bản là giảng viên vào lớp lúc nào cũng như ca sĩ hát bài hát có lúc thăng lúc trầm, và quan trọng là truyền cảm xúc và động lực cho học viên mỗi ngày đến lớp là một ngày vui và khám phá nhiều kiến thức mới.
Còn nhiều điều đang tiếp tục học để hoàn thành nốt hai bài assignment cuối về Dạy cho người lớn và Dạy Ielts hi vọng sẽ còn nhiều điều chia sẻ hơn nữa:X
Con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Thôi lại lặn đi làm tiếp Assignment thôi, mọi người có gì hay về dạy Tiếng Anh thì chia sẻ nhé:X

Nguồn: Facebook #AngelaVu

Vũ Minh Trang – Học viên khóa TESOL tháng 5.2020
#Tesol

Bài viết liên quan