Dạy kỹ năng đọc hiểu qua hoạt động

Đọc là một trong 4 kỹ năng cơ bản trong ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tuy nhiên, giáo viên thường hay chú trọng đến dạy phát âm, ngữ pháp, từ vựng và nói mà chưa có sự đầu tư cần thiết cho việc dạy kỹ năng đọc hiểu.

Đọc hiểu không chỉ giúp học sinh củng cố ngữ pháp, cách sử dụng từ và diễn đạt ý tưởng, mà còn giúp thu thập thông tin, kiến thức mới về văn hóa ngôn ngữ thứ hai.

Ngoài ra, việc đọc còn giúp học sinh thấy được tiếng Anh được giao tiếp như thế nào thông qua bài đọc, đó là lý do tại sao một người viết tốt cũng là một người đọc tốt.

Hình thức dạy đọc hiểu phổ biến trong các lớp học tiếng Anh hiện tại thường là học sinh được phát các bài đọc, câu chuyện… đề nghị đọc và trả lời các câu hỏi theo bài; giáo viên có thể chủ động hướng dẫn trước một số từ mới, hoặc học sinh sẽ hỏi trong quá trình đọc bài.

Hình thức này khiến cho việc học đọc của học sinh trở nên nhàm chán, bị động và thiếu động lực.

Với phương pháp giảng dạy TESOL thì bất cứ kỹ năng ngôn ngữ nào cũng có thể dạy thông qua hoạt động nhằm giúp học sinh tham gia bài giảng tích cực, chủ động và quan trọng hơn là quá trình học và sử dụng ngôn ngữ của học sinh được diễn ra tự tin và tự nhiên nhất.

Dưới đây là một hoạt động dạy kỹ năng đọc có thể áp dụng cho nhiều độ tuổi và trình độ khác nhau để các anh chị tham khảo.

Tên hoạt động: Picture quiz

Hoạt động được thực hiện sau khi học sinh hoàn thành việc đọc nội dung câu chuyện, nhằm giúp ghi nhớ nội dung, trình tự, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng điển hình (đã học) trong truyện/ đoạn đọc.

Lưu ý: Khi lựa chọn truyện/ nội dung đọc cho học sinh, giáo viên cần quan tâm đến 2 yếu tố sau:

  • Có chủ đề phù hợp với sự quan tâm, hứng thú của học sinh
  • Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh với lượng từ vựng và cấu trúc phù hợp với trình độ của học sinh, không quá thách thức
  • Chữ viết và hình ảnh được thể hiện rõ ràng, mạch lạc; không nên sử dụng những bản in/ chép tay đã quá cũ, không rõ chữ và hình ảnh, gây ảnh hưởng đến cảm xúc của học sinh khi đọc

Chuẩn bị: Giáo viên cần chuẩn bị sẵn một số bức tranh liên quan/ mô tả các tình tiết theo câu chuyện.

Tổ chức: Giáo viên chia lớp làm các nhóm (số lượng nhóm tùy thuộc vào sĩ số lớp). Mỗi nhóm được phát 01 bộ tranh (không để theo thứ tự). 

Lưu ý: Tùy vào trình độ của lớp học mà các nhiệm vụ phân công cho học sinh/ từng nhóm thực hiện cũng sẽ được linh hoạt, ví dụ như sau:

  • Lớp ở trình độ thấp (Beginner, Upper beginner): sắp xếp lại các bức tranh theo trình tự câu chuyện
  • Lớp ở trình độ cao hơn: các bạn lần lượt kể lại câu chuyện theo cách diễn đạt của mình 
  • Lớp ở trình độ cao hơn nữa: các bạn nhắc lại được một số cấu trúc ngữ pháp và từ vựng (đã học và cần ôn luyện ở bài đọc này)

Hoặc có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật để diễn lại câu chuyện (nếu có thể) 

Như vậy, mặc dù là một hoạt động những giáo viên có thể thay đổi các yêu cầu hoàn toàn linh hoạt để phù hợp với đặc điểm của học sinh, giúp các bạn tham gia hào hứng và hiệu quả.

Các khóa đào tạo về phương pháp giảng dạy tiếng Anh và cấp chứng chỉ TESOL của AIT được tổ chức định kỳ tại EDUCAP Hà Nội.

Tham khảo thông tin về khóa TESOL và cập nhật lịch khai giảng sớm nhất tại: https://educap.com.vn/program/dao-tao-giao-vien-tesol/

Hoặc anh chị có thể đăng ký tại bit.ly/3GxwIVx để nhận tư vấn!

Bài viết liên quan