15 PHƯƠNG PHÁP KHÔNG ĐỂ LỚP HỌC RƠI VÀO TRẠNG THÁI “ĐÓI” NĂNG LƯỢNG

Đứng thuyết trình trước nhiều người là một thử thách khá là khó nhằn không chỉ riêng ai, thậm chí với một số người, việc này còn là một nỗi sợ. Nhưng với các giáo viên , đặc biệt là giáo viên dạy ngoại ngữ, có một thứ còn đáng sợ hơn cả việc đứng giảng trước một lớp đông học sinh, đó chính là: Một lớp học vô cùng im lặng.

 Các bạn thử tưởng tượng mà xem, việc giảng dạy một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, lại còn trong một lớp học vắng lặng như tờ, hỏi gì học sinh cũng không trả lời, không gian im ắng tới mức có thể nghe được tiếng thở của một con ruồi – đây quả là một thử thách đáng sợ đến nỗi những người làm giáo dục kì cựu cũng không khỏi có chút lo lắng. Vậy làm cách nào để phá vỡ sự im lặng và vẫn thể hiện được sự tôn trọng học sinh? Sau đây EDUCAP sẽ chia sẻ cho các bạn, đặc biệt là các giáo viên chưa có kinh nghiệm đứng lớp nhiều, các phương pháp TESOL để một lớp học im ắng không còn là một nỗi sợ.

1. Cùng hát một bài

Khởi động giờ học bằng việc cùng hát một bài có giai điệu vui tươi, có thể là một bài hát đang nằm trong top trending, hoặc một bài hay được dùng trong các buổi tiệc tùng. Hát chung với nhau không chỉ giảm sự căng thẳng và phá tan bầu không khí ngột ngạt, mà còn làm tăng thiện cảm với những người xung quanh – tạo nền tảng cho sự kết nối giữa các thành viên.

2. Bật một bài hát

Nếu việc hát là quá khó, vậy chúng ta có thể khởi động lớp học bằng cách bật một bài nhạc – và sẽ càng hữu ích hơn nếu bài hát này có liên quan đến nội dung bài học hôm đó. Một mẹo nho nhỏ: Bật bài hát này hàng tuần, hàng buổi, để tạo thói quen cho học sinh rằng sau khi bài hát này kết thúc, bài học sẽ bắt đầu.

3. Dùng âm thanh đặc biệt

Dùng những dụng cụ như chuông, kèn harmonica, tiếng chuông gió, … để thu hút sự chú ý của học sinh.Chúng ta có thể đặt thêm luật để âm thanh này mang ý nghĩa đặc biệt hơn nữa: “Hãy tập trung vào tiếng chuông này, và giơ tay khi nghe thấy âm thanh đã hết vang”. Cách này cũng có thể áp dụng khi muốn học sinh giữ trật t

4. Vỗ tay theo giai điệu

Leigh E. chia sẻ: “Tôi bước lại gần một vài học sinh và nói bằng một giọng nhẹ nhàng và đủ nghe: “Hãy vỗ tay 2 lần nếu các con nghe thấy thầy đang nói gì đó.” Ban đầu chỉ có một vài học sinh vỗ tay. Tiếp theo, tôi lặp lại việc phía trên. Và lần này thì lượng học sinh vỗ tay bắt đầu nhiều lên. Tôi vẫn từ tốn nhắc lại yêu cầu (có thể thay đổi số lượng lần vỗ) cho tới khi cả lớp thực sự tập trung vào việc để ý từng lời tôi nói. Thông thường, lúc đầu học sinh sẽ rất ngại làm việc này, quan trọng là bạn đừng ngại ngùng và hãy để giọng điệu và hành động của mình tự nhiên.”

5. Hãy để học sinh nhỏ tuổi được hoạt động chân tay

Với học viên nhỏ tuổi, việc ngồi một chỗ quả là khó khăn bởi các con luôn tràn đầy năng lượng, vì thế các hoạt động thể chất dường như phát huy tối đa hiệu quả. Bạn hãy tạo ra một chuỗi các hành động, như một bài thể dục chẳng hạn, vừa hướng dẫn vừa làm mẫu, để các học sinh làm theo. Chú ý: Giải thích thật ngắn gọn. Ví dụ: “Giơ tay lên nào! Bắt lấy cái tai! Bắt lấy cái chân! Bắt lấy cái bút!”

6. Đếm ngược

Khi các học sinh im lặng, thật khó để biết rằng học sinh ấy có đang tập trung hay không, lúc này giáo viên cần là người thu hút sự chú ý của học sinh. Bạn có thể thử phương pháp này: “Khi đếm đến 10, thầy/cô muốn các em hãy nói về…” và sau đó hãy đưa ra một giả định lạ lùng, rồi nghe câu trả lời từ học sinh.

7. Ra dấu bằng tay

Jenni S. chia sẻ rằng khi mới bắt đầu năm học, cô ấy đã hướng dẫn học sinh một vài dấu hiệu và cùng luyện tập một chút. Khi cả hai đã bắt đầu hiểu nhau, Jenni đã đỡ cảm thấy áp lực hơn khi kiểm soát năng lượng của lớp học, dù là ồn ào hay yên lặng

8. Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu

Dạy học sinh các ký hiệu như phản đối, phát biểu, im lặng, đứng lên, … để đảm bảo rằng học sinh luôn chú ý tới bạn 100% và chờ đợi xem bạn sẽ hướng dẫn các hoạt động tiếp theo như nào. Học sinh rất thích thú khi được học thêm nhiều thông tin từ giáo viên, nhất là khi các kiến thức hữu ích không liên quan đến bài giảng. Hơn nữa, cách này sẽ rất hữu ích khi bạn muốn giữ năng lượng cho mình.

9. “Rắc” bột năng liệu

Cách này cực kì hữu hiệu với những học sinh nhỏ tuổi ở cấp độ mẫu giáo, khi mà khả năng sáng tạo và tưởng tượng của các bạn ấy vô cùng rực rỡ. Hãy tìm một chiếc lọ không vỡ được và trang trí nó thật đẹp đẽ, bắt mắt. Khi mang đến lớp, nói rằng: “Khi được rắc bột này lên người, con sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng. Hãy cảm nhận phép màu này nhé!” rồi giả vờ mình đang rắc thật. Hãy đi một vòng và làm như vậy.

10. Trò ngoặm bóng

Hãy bảo học sinh rằng: “Đến giờ ngoạm bong bóng rồi!” và sau đó phồng má lên rồi gõ gõ vào một bên má; đợi các bé làm theo. Sau đó giáo viên nhìn vào mắt từng học sinh và gõ nhẹ lên má, rồi thở. Hướng dẫn các bạn đi vòng tròn và làm tương tự với các bạn khác trong lớp. Cách này sẽ làm cho lớp học trở nên vui nhộn hơn, và khi các bé phồng má trông sẽ rất đáng yêu.

11. Cùng vui chơi

Thông thường, rất khó để có thể có thời gian để vui chơi trong một giờ học bình thường, vì vậy giáo viên cũng nên có một vài mẹo đơn giản để lớp học tràn đầy năng lượng trong một thời gian nhanh nhất.Theo Elissa S., cô ấy dùng cách cho học sinh một mật khẩu nào đấy. Khi cô ấy hô khẩu lệnh, học sinh sẽ làm đúng như những gì đã được hướng dẫn.

12. Ra vẻ bí mật

Julie chia sẻ rằng cô ấy sẽ nói cực kì nhỏ, gần như là nói thầm với một nhóm học sinh nào đó, sau đó lại nói một điều khác với nhóm khác. Sau đó cô ấy sẽ để cả lớp tìm ra thông điệp chính của mình. Hoặc một đôi khi bước vào lớp, cô ấy sẽ dùng một giọng nói khác để thu hút sự chú ý từ học viên.

13. Nhắc nhở trực quan

Toni sử dụng một mẹo rất hay là anh ấy mang đến lớp 1 hộp nhạc, vặn sẵn dây cót. Mỗi khi lớp học im lặng, anh ấy sẽ mở nó lên, để nó chạy cho đến khi các bạn bác đầu bàn bạc hoặc nói chuyện với nhau. Nếu đến cuối tuần – Thứ 6 hoặc Thứ 7 tùy theo lịch học của học sinh – trong hộp nhạc vẫn còn nhạc thì cả lớp sẽ được thưởng

14. Sử dụng các kiến thức đã dạy

Chúng ta có thể sử dụng các kiến thức, chủ đề đã dạy trước đó mà học sinh rất thích để vừa nhắc nhở học sinh về kiến thức cũ và vừa khơi gợi sự nhiệt tình trong lớp.

15. Thay đổi các phương pháp này luân phiên để luôn đạt hiệu quả cao nhất

Thông thường mỗi phương pháp sẽ có tác dụng khoảng 1, 2 tuần đầu tiên, vì vậy giáo viên nên thay đổi liên tục để tránh sự nhàm chán và kích thích sự tìm tòi cái mới ở học sinh.

Hy vọng những hoạt động, những phương pháp mà EDUCAP gợi ý sẽ giúp thầy cô trong tổ chức giảng dạy tiếng Anh.

Bài viết liên quan