Trong đánh giá một bài giảng tiếng Anh hiện đại có 02 chỉ số được quan tâm đặc biệt, đó là:
- Thời lượng NÓI của giáo viên (Teacher’s talking time – TTT)
- Thời lượng NÓI của học sinh (Student’s talking time – STT)
Với cách giảng dạy truyền thống, giáo viên là trung tâm và là người làm chủ lớp học, dành hầu hết thời gian nói trên lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh thì tỷ lệ TTT/STT tương ứng là 80/20, thậm chí cao hơn.
Tuy nhiên với phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại như TESOL với mục tiêu tăng cường tương tác, kết nối và tối đa hóa cơ hội sử dụng và thực hành tiếng Anh của học sinh thì tỷ lệ này sẽ là 20/80 thậm chí đạt 10/90 ở một số hoạt động điển hình của TESOL.
Vậy việc giáo viên nói quá nhiều thời gian trên lớp sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả học tập của học sinh?
- Giảm cơ hội thực hành của học sinh
Thử tưởng tượng một tiết học 60 phút, nếu giáo viên dành 50% thậm chí 70% để giảng giải khác khái niệm, kiến thức … trong điều kiện lớp học 30 học sinh, thì cơ hội thực hành của học sinh (nếu có) chỉ còn tương ứng 01 phút/ bạn, thậm chí ít hơn.
- Nhịp độ và không khí lớp học đơn điệu, không tránh khỏi việc học sinh mất tập trung, chán nản và học tập giảm sút
Nếu cứ ngồi nghe mãi và không thay đổi hình thức học tập, học sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán. Chưa kể đến xu hướng và cách học (learning styles) của mỗi cá nhân là khác nhau, trong khi họ chỉ được học bằng nghe (audio) thì chắc chắn những bạn còn lại với các cách học khác nhau (như visual hoặc kynestic) sẽ không thể tiếp thu hiệu quả.
- Quyền tự chủ của học sinh bị hạn chế.
Khi giáo viên là người truyền tải kiến thức, thường họ sẽ có xu hướng chi phối và kiểm soát người học. Người học không chủ động tìm tòi và sáng tạo mà thường chỉ học những gì giáo viên yêu cầu.
Xu hướng dạy học bằng hoạt động để giảm thiểu TTT, nâng cao hiệu quả thực hành cho học sinh
Activities Based Methodology là phương pháp học tập dựa trên hoạt động, lấy người học làm trung tâm và giúp họ đạt tới 80% thời gian tiết học được nói và thực hành, trong khi giáo viên chỉ chiếm 20% thời gian nói trên lớp. Đây cũng là phương pháp chủ đạo được đào tạo tại khóa TESOL của Viện AIT, Úc.
Khi tham gia vào các hoạt động học, học sinh không những tăng cơ hội thực hành ngay tại lớp học mà còn có khả năng phát triển nhiều yếu tố khác:
- Tăng cường sự sáng tạo và trải nghiệm
- Chủ động và sáng tạo với các nguồn học liệu có sẵn
- Xây dựng sự tự tin của học sinh và phát triển sự hiểu biết thông qua hoạt động nhóm hoặc hoạt động cá nhân
- Giúp học sinh làm giàu hơn kinh nghiệm, phát triển sự quan tâm, tăng cường vốn từ vựng và cung cấp kích thích cho việc đọc.
- Phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa học sinh và học sinh, giáo viên và học sinh
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn “bỏ túi” được một vài kinh nghiệm nhỏ, cũng như hiểu hơn việc sử dụng hoạt động trong giảng dạy để nâng cao hiệu quả, đặc biệt trong giảng dạy tiếng Anh của mình.