Mỗi lần sọan giáo án mình hay bị … mất thời gian 😄 Sau hai năm học Tesol mình đã kết hợp những điều đã học được từ AIT TESOL , từ early childhood, special ed và cả Montessori 🤣
Dưới đây là thói quen của mình khi soạn bài:
‼️ Tìm hiểu thông tin về người học
Điều này sẽ liên quan tất tần tật tới: lứa tuổi; trình độ; mong muốn; nhu cầu học; thói quen và learning style của người học.
‼️ Tìm hiểu đặc điểm của người học
Mình rất chú trọng việc này để có thể tìm ra và thiết kế một họat động học sao cho phù hợp.
Đặc điểm về sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi, phát triển trí tuệ và khả năng tiếp nhận ngôn ngữ.
‼️ Xác định mục tiêu bài học
Việc xác định mục tiêu bài học càng chi tiết và chính xác thì hiệu quả bài học đạt được càng cao. Cần xác định rõ
– Lưa tuổi, trình độ nào?
– Độ dài buổi học là bao lâu để phân bố hoạt động phù hợp.
– Mục tiêu đầu ra bài học là gì? Chú trọng ngữ pháp nào? Từ vựng nào?
– Phương pháp nào sẽ sử dụng trong buổi học.
– Học liệu nào cần thiết sử dụng trong buổi học.
– Buổi học nhằm mục đích gì? (Giới thiệu chủ đề mới, ôn thi, ôn tập … )
‼️ Thiết kế và sắp xếp hoạt động
Tất cả các hoạt động khi áp dụng vào bài học cần theo trình tự, bám sát mục tiêu bài học đã đề ra. Điều này cũng không có nghĩa là lớp phải di chuyển hay náo nhiệt liên tục. Học viên cũng cần có những khoảng thời gian để làm worksheet ôn tập ngay trên lớp, hay quan sát và đánh giá khi làm việc nhóm.
Mình vẫn hay follow vòng tròn này khi thiết kế hoạt động: why – how – what
– Tại sao phải sử dụng hoạt động này?
– Hoạt động này sử dụng như thế nayo cho hiệu quả?
– Sau hoạt động này học sinh sẽ thu lại lợi ích gì?
– Và quan trọng là hoạt động này có đúng với mục tiêu của bài học không?
‼️ Chuẩn bị và thiết kế học liệu
Học liệu là rất cần thiết để vận hành buổi học được trơn tru và hiệu quả.
Nếu có thời gian, quý thầy cô nên đọc thêm về ELT Materials Development để thấy được những điều thú vị, hay ho, vì materials là bất cứ thứ gì mà thầy cô có trong tay, từ đó tư duy, sáng tạo hơn để phục vụ cho bài học của mình.
‼️ Back up plan và kiểm soát lỗi
Tất nhiên sẽ có lúc dạy mà bạn sẽ cháy giáo án, back up plan chính là phao cứu sinh, và nó cũng giúp bạn hình thành, duy trì thói quen cẩn thận hơn khi chuẩn bị bài, vì no plan no class :))
Còn về phần kiểm soát lỗi là mình kết hợp khi học xong Montessori, lồng ghép vào để đánh giá trước và sau mỗi hoạt động, chỉ đơn giản như nếu bạn dạy flash card thì flash card cỡ bao nhiêu, hình ảnh đủ dễ hiểu, rõ nét chưa, hay học liệu abc nếu hỏng thì có cái gì thay thế được …
‼️ Teacher’s command
Điều này nghĩ đơn giản mà lại khó thay đổi vì nhiều thầy cô có thói quen nói khá dài. Thực tế là đi observe rất nhiều và tới 8/10 case mình note lại trong sổ là ngôn ngữ và độ dài câu từ không phù hợp với lứa tuổi học viên (đặc biệt là các bé mầm non)
Như hình bên dưới là một plan cho các bạn 6 tuổi, phần command của mình giới hạn 4 tới 6 từ/ câu, và mình phải sử dụng cả facial expression cũng như body language để điều khiển họat động.
‼️Đánh giá.
Mình hay có form quan sát đánh giá lớp, hoặc chỉ đơn giản là một worksheet cho học sinh làm bài tập.
Việc làm này sẽ giúp kiểm soát được hiệu quả học, khả năng tiếp thu của từng cá nhân trong lớp, để từ đó đưa ra tư vấn, bài tập bổ trợ cho học sinh.
cre@Trang Phan
[Dựa trên kinh nghiệm và quan điểm cá nhân – không có evidence based nào đâu haha]