Mấy hôm trước mình có ngồi nói chuyện với một người chị, hai chị em nói đến câu chuyện về khóa học TESOL và những trải nghiệm ở khóa học đó. Mình và chị mỗi người một trainer khác nhau, nhưng sau khóa học đó thì đều có một nhận định về cái mindset của những giáo viên khi cho rằng “mọi thứ này tôi đều biết cả rồi”. Quả thật, kết quả của một việc tốt hay xấu, có đạt được hiệu quả cao hay không còn phụ thuộc vào cách suy nghĩ tích cực của người trong cuộc đó. Mình chắc chắn có bạn khi đi học nghĩ rằng khóa học này chỉ giúp ích mỗi hoạt động để mang về lớp thực hành, chấm hết. Chính vì nghĩ như vậy, nên bản thân các bạn sẽ còn bị hạn chế về rất nhiều mặt cần phải tiếp thu và trau dồi hơn nữa của bản thân. Cá nhân mình không bao giờ dám kỳ vọng vào bản thân quá cao, luôn nghĩ rằng mình sẽ học được nhiều thứ hay ho ngoài kia, không phải theo cách cũ mình hay làm, mà sẽ còn có nhiều cách mới mẻ khác nữa.
Không biết có bao nhiêu bạn ở đây trước khi tìm tới một khóa học đào tạo ngắn hạn nào đó đã đọc thật kỹ thông tin về những gì mình sẽ học, và đã có ai đặt câu hỏi rằng tại sao mình phải học khóa học này? Mục tiêu của mình là gì? Và liệu nó có phù hợp với mình hay không?
Khi đến với khóa học, mình vẫn nhớ mục tiêu cá nhân và đã chia sẻ với cả lớp đó là vì con trai nhỏ của mình, trong đầu mình khi đó chỉ thôi thúc có được phương pháp dạy thật sự hiệu quả hơn cho con trai, và cho nhóm nhỏ học sinh của mình ở nhà. Quả thực mình cũng đã mông lung rất nhiều trong việc TESOL thực sự sẽ chỉ gói gọn trong hoạt động, cách thức tổ chức lớp học và lên giáo án thôi sao ngay trong ngày đầu tiên đi học.
Bản thân mình không cho phép “bỏ phí tiền của và thời gian” chỉ để học “có thế thôi”, mình đã tìm rất nhiều video trên youtube, đọc thêm nhiều nguồn khác nhau về TESOL, thậm chí nghiền ngẫm lại toàn bộ giáo trình đã được phát, rồi tóm tắt lại, gạch outline toàn bộ những thứ mình cần phải học trong khóa học này. Đêm đó mình thức tới gần 2.00 sáng, vỡ ra quá nhiều thứ mình chưa hề biết tới: cái gì là activities based learning; cái gì là classroom management; làm sao với nhóm học sinh lớn, làm sao với học sinh có nhu cầu đặc biệt; dạy khoa học và toán bằng tiếng anh sẽ phải thiết kế như thế nào; và quan trọng nhất sử dụng hoạt động nào cho nhóm đối tượng, học sinh như thế nào mới có hiệu quả, tại sao phải dùng hoạt động này – dùng nó để làm gì – và dùng nó như thế nào mới đạt hiệu quả tốt.
Mình nhớ đã trao đổi rất nhiều với trainer, chia sẻ những câu chuyện thực tế về lớp học và cậu con trai nhỏ, mình nhận ra có quá nhiều thứ ngỡ biết rồi mà làm hoàn toàn sai. Mình trân quý từng giây phút làm việc nhóm, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, và cả vấn đáp trainer nữa. Cuối khóa, lesson plan của mình đạt 98/100, cảm giác như một trái ngọt đầu tiên mình có được, trainer chỉ gặp và nói “You deserve it”
Mình không dừng lại ở đó, những gì còn dang dở trong buổi tối gạch outline cần tìm hiểu, mình đã và vẫn đang làm cho tới tận bây giờ. Mình tận dụng học bổng Diploma để viết bài và nghiên cứu nhiều hơn về các phương pháp và theories khi giảng dạy. Mình mở thêm vài lớp học với vài lứa tuổi khác nhau nhất định cũng với mục đích nghiên cứu giúp bổ trợ thực hành thật tốt, áp dụng nhiều methodoly khác (ngoài activities based learning đã học) như project based learning; communicative learning; task based learning; educational field trip… để làm sao thật thực tế chứ không chỉ trên sách vở. Mình đã nhận được nhiều hơn thế khi luôn mang tâm thế của một người cần học thêm kiến thức và trải nghiệm. Khóa học TESOL đó không chỉ bó hẹp ở vài nội dung, nó còn giúp bạn thay đổi nhiều cách nhìn nhận trong việc giảng dạy, nó là một biển trời kiến thức rộng lớn mà bạn chỉ là một hình hài bé nhỏ vô danh trong biển kiến thức đó.
Nếu cho ta một chiếc điện thoại smartphone, không biết dùng ta chỉ có thể nghe gọi, biết khai thác, tìm hiểu thậm chí sử dụng nhiều lần sai mới ra một lần đúng thì lúc đó ta sẽ có thể làm chủ được công nghệ, cho ra nhiều sản phẩm thú vị từ chính công cụ đó.
Chúc các bạn luôn khỏe, để có sức bơi ở biển kiến thức
Have a nice day!
Cre@Trang Phan