Việc duy trì cảm hứng học tập của học sinh trong các lớp học online (trực tuyến) là một thách thức lớn. Vì khi học online, học sinh sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên cũng như từ bạn bè trong lớp.
Tuy nhiên, dạy học trực tuyến cũng là một cơ hội lý tưởng giúp giáo viên thực hành các phương pháp giảng dạy khác nhau, học hỏi nhiều điều mới mẻ từ đồng nghiệp, cũng như giúp học sinh tự lập hơn. Để làm được những điều như vậy, hãy cùng khám phá một số phương pháp khác nhau sau đây mà bạn có thể áp dụng để giúp học sinh tập trung hơn, hứng thú hơn trong quá trình học tập
Nguyên nhân khiến học sinh mất cảm hứng khi học online
– Học sinh phải học online bắt buộc (vì tình hình dịch bệnh), nên có cảm giác nhàm chán và bị áp lực
– Học sinh bị hạn chế về các thao tác kĩ thuật, thường gặp khó khăn khi tham gia lớp học trực tuyến
– Học sinh không được nhận đầy đủ sự hướng dẫn, không nghe và không theo kịp được tiến độ bài giảng
– Chất lượng mạng internet có thể ảnh hưởng tới nội dung buổi học
– Một số học sinh không được hỗ trợ về công nghệ có thể gây ảnh hưởng tới buổi học của cả lớp. (Kéo dài thời gian chờ đợi, bật mic Âm thanh bên ngoài quá to …)
Một số ý tưởng giúp truyền cảm hứng cho người học
– Quan tâm nhiều hơn đến suy nghĩ, nhận xét của học sinh về ý tưởng cho buổi học, thậm chí là đưa ra những gợi ý học sinh có hứng thú về hoạt động học …; điều này giúp các em được nói ra tâm tư và nguyện vọng của mình, nên sẽ cảm thấy có cảm hứng học tập tốt hơn.
– Đa dạng các bài giảng và sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đan xen các hoạt động học và cập nhật các ứng dụng học online khác.
– Sáng tạo các hoạt động online nhằm thu hút sự tham gia tích cực của học sinh như các loại Quizz, games online …
– Chia nhỏ bài giảng ra thành các phần. Bằng cách này; nếu chẳng may có trục trặc kỹ thuật nào đó; bạn vẫn có thể hoàn thành phần còn lại sau đó vào hôm khác; hoặc giao phần đó cho học sinh về nhà làm.
– Hãy cười và tiếp tục việc đang làm để truyền cảm hứng. Lớp học sẽ cần những giây phút vui vẻ, để học sinh sẵn sàng tham gia chia sẻ hơn
– Phân công vai trò và trách nhiệm: Tùy thuộc vào độ tuổi và trình độ của người học; bạn có thể giao cho học sinh của bạn phụ trách các nhiệm vụ như là trưởng nhóm; thư ký hoặc là một “mute master”, là người đảm bảo mọi người giữ chế độ im lặng trong quá trình bạn giảng dạy online.
– Quan tâm đến bài tập về nhà cũng như những bình luận của học sinh: giúp học sinh cảm thấy mình đặc biệt trong lớp học.
– Hãy kết nối với học sinh bằng nhiều phương tiện khác nhau, ví dụ như Zalo, Whatsapp, Instagram … Để học sinh cảm thấy bạn thực sự năng động, mới mẻ và luôn sẵn sàng hỗ trợ họ.
Chúc các thầy cô duy trì được năng lượng và chất lượng các lớp học online trong thời kỳ dịch bệnh hiện tại 🙂
Lược dịch từ nguồn tham khảo: Teaching English